Bên dưới chính là bài hướng dẫn tốt cho các bạn sinh viên quốc tế tham khảo cách làm thế nào để được nhận vào đại học Harvard.
Bạn nên đọc hết bài hướng dẫn này nếu thực sự nghiêm túc về chuyện theo học tại đại học Harvard.
Bài viết không chỉ phác thảo chính xác những gì sinh viên cần để được nhận vào đại học Harvard mà còn chỉ ra các rủi ro và quan niệm sai lầm lớn nhất về việc theo học tại trường.
Chỉ trên dưới 4-6% số sinh viên ứng tuyển vào Harvard trúng tuyển vào ngôi trường danh giá nhất nhì thế giới. Bạn cũng cần phải biết thêm, 75% hồ sơ ứng tuyển có điểm trung bình 4.0 ( tương đương 9,9 trở lên theo thang Việt Nam), điểm SAT 1450( trên 1600) hoặc ACT 33 (trên 36). Trong số hơn phân nửa hồ sơ ứng tuyển (từ 20,000-30,000) là các ứng viên thủ khoa tại trường họ theo học, hơn 15,000 ứng viên sở hữu ít nhất 1 giải thưởng quốc gia và hơn 7,000 ứng viên có các giải thưởng quốc tế. Đặc biệt hơn, họ chỉ dành không quá nhiều thời gian cho việc học, họ có rất nhiều hoạt động thiện nguyện và ngoại khoá được duy trì trong suốt những năm trung học.
Thế nên nếu bạn không có khả năng anh ngữ đỉnh cao (không phải là điểm IETLS mà là chủ nhân các giải thưởng về văn học, hùng biện, viết luậnn..), không có điểm trung bình môn học thuộc hàng top của cả trường, không có điểm SAT hoặc ACT, không có thành tích tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế, không phải là lãnh đạo các tổ chức thiện nguyện, xã hội, các dự án nghiên cứu, phát triển xã hội, không phải là vận động viên olympic châu lục thì việc bạn trúng tuyển vào trường nằm khoảng đâu đó gần 0.
Nếu bạn có những điều trên và chưa từng đến Harvard để tham quan và tìm hiểu các thắc mắc về trường thì UNIMATES Education chính là nguồn tham khảo đáng tin cậy nhất.
Tổng quan về đại học Harvard
Để biết làm thế nào để được nhận vào đại học Harvard thì trước tiên, hãy cùng điểm qua các thông tin cơ bản về trường. Phần giới thiệu trường sẽ có thể nhàm chán. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về các trường đại học tại Mỹ trước khi nộp đơn là điều vô cùng quan trọng.
Trường đại học Harvard nằm ở đâu?
Trường đại học Harvard – một trong những Đại học lâu đời nhất nước Mỹ – tọa lạc tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Cambridge là một phần không thể tách rời trong quá trình tìm hiểu về Harvard. Ngoài ra, thành phố cũng là “nhà” của trường đại học MIT danh giá. Đây còn được mệnh danh là thủ đô học thuật của nước Mỹ.
Ngoài ra, thành phố này rất nhiều bảo tàng và phòng trưng bày bao gồm một số lượng đáng kể các hiện vật lịch sử và kiến thức có giá trị.
Trường Kinh doanh Harvard và rất nhiều cơ sở thể thao của trường tọa lạc tại một khuôn viên rộng 358 mẫu Anh, đối diện với khuôn viên Cambridge tại Allston.
Trường Y khoa, trường Nha khoa và trường Y tế cộng đồng Harvard đặt tại khuôn viên rộng 21 mẫu Anh tại Khu học thuật và Y khoa Longwood – cách Boston 5.3 km về phía Tây Nam và cách khuôn viên Cambridge 5.3 km về phía Nam.
Yêu cầu nhập học của Harvard là gì?
Thủ tục ứng tuyển vào các trường đại học tại Hoa Kỳ có rất nhiều khía cạnh cần quan tâm, và quá trình này có thể còn phức tạp hơn đối với sinh viên quốc tế.
Khác với các trường đại học ở Việt Nam, trường đại học Mỹ yêu cầu rất nhiều đối với hồ sơ của sinh viên. Thủ tục ứng tuyển vào các trường có rất nhiều điểm cần quan tâm. Quá trình này phức tạp hơn đối với sinh viên quốc tế.
Và đừng để nản lòng!
Yếu tố cần quan tâm đầu tiên chính là GPA. Sau đó, không kém phần quan trọng, sẽ là điểm thi (SAT hoặc ACT) và bài luận để được nhận vào Harvard University.
Nếu gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn du học uy tín của UNIMATES. Quá trình chuẩn bị hồ sơ, tìm hiểu trường, nộp hồ sơ,… sẽ được trợ giúp bởi các chuyên viên đầy đặn kinh nghiệm trong lĩnh vực du học.Bạn cũng đừng quên nếu không trúng tuyển đại học Harvard – Mỹ có hơn 4000 trường Đại học và tuỳ ngành học, một số trường được xếp hạng trên cả Harvard nhưng lại có “cửa” cho bạn đấy.
Tỷ lệ trúng tuyển của đại học Harvard
Tỷ lệ trúng tuyển là dữ liệu cực kỳ quan trọng giúp bạn đánh giá được mức độ khó khăn để được nhận vào đại học Harvard.
Đại học Harvard có tỷ lệ trúng tuyển là 5% . Điều này có nghĩa là cứ 100 người nộp đơn thì chỉ có 5 người được nhận.
Hãy nhớ rằng hầu hết ứng viên đều có trình độ rất tốt. Chính vì thế, sinh viên phải thật vượt trội về điểm SAT/ACT và phải viết bài luận vào Harvard xuất sắc.
Yêu cầu về điểm SAT của đại học Harvard
Thông thường, trường đại học Harvard yêu cầu bạn phải có điểm SAT hoặc ACT. Tuy nhiên, trong năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch, trường hủy bỏ yêu cầu điểm SAT trong hồ sơ. Sinh viên vẫn có thể nộp với chính sách test-optional để ghi điểm với bộ phận tuyển sinh.
Điểm SAT trung bình của các ứng viên được nhận vào đại học Harvard là 1515 (trên 1600).
1515 là mức điểm SAT rất cạnh tranh. Bảng dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về thành tích thi SAT của các thí sinh đã trúng tuyển vào đại học Harvard.
25% | 75% | Trung bình | |
---|---|---|---|
Môn Toán | 720 | 800 | 760 |
Môn Đọc | 710 | 800 | 755 |
Tổng | 1430 | 1600 | 1515 |
Bạn có thể thấy phổ điểm của thí sinh có sự phân hoá. Có 25% thí sinh đạt từ 1430 trở xuống, còn ở mốc 1600 điểm thì con số này là 75%. Vì vậy, bạn nên đặt số điểm mục tiêu là 1430 để trở thành thí sinh tiềm năng cao trúng tuyển.
Với mức điểm này, không ít bạn học sinh thắc mắc làm thế nào để được nhận vào đại học Harvard. Tin tốt là bạn có thể thi SAT nhiều lần. Trên thực tế, chúng tôi khuyến khích các ứng viên làm bài kiểm tra này khoảng 6 lần để đạt được điểm số cao nhất có thể.
Bạn có thể đăng ký làm bài kiểm tra thử SAT tại UNIMATES Education để được hỗ trợ về các thắc mắc và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Yêu cầu về điểm ACT
Bài kiểm tra ACT là phương án thay thế cho SAT. Điểm ACT trung bình của các ứng viên trúng tuyển là 67.
Trường không ưu tiên ACT hoặc SAT hơn phương án còn lại. Vì thế, UNIMATES khuyên rằng thí sinh nên chọn lựa bài thi mình cảm thấy tự tin hơn.
Bảng dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về thành tích thi ACT của các thí sinh đã trúng tuyển vào đại học Harvard.
25% | 75% | Trung bình | |
---|---|---|---|
Phần Toán | 31 | 35 | 33 |
Phần Đọc | 33 | 35 | 34 |
Tổng | 64 | 70 | 67 |
Yêu cầu ứng tuyển chung của Đại học Harvard
Bên cạnh SAT và ACT, hồ sơ của sinh viên nộp vào trường cũng cần những tài liệu sau:
Thư giới thiệu của giáo viên | N/A |
---|---|
Xếp hạng trường | Không yêu cầu |
Điểm trung bình (GPA) | Không yêu cầu |
Học bạ | Cần thiết |
Tiểu luận hoặc Bài luận giới thiệu bản thân | Cần thiết |
Các yêu cầu đầu vào của trường sẽ khác nhau giữa sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Ngoài các tài liệu trên, sinh viên quốc tế cần phải nộp thêm thông tin để hoàn thành đơn đăng ký.
Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn không phải là Tiếng Anh, hãy gửi kèm bảng điểm TOEFL hoặc IELTS trong hồ sơ ứng tuyển.
Sau khi trúng tuyển vào Harvard University hoặc các trường đại học khác, sinh viên sẽ cần có visa du học. Quá trình này tuy không khó như việc chuẩn bị hồ sơ nộp cho trường nhưng cũng gồm nhiều bước. Liên hệ UNIMATES để được hỗ trợ làm hồ sơ visa du học Mỹ.
Bài luận ứng tuyển vào trường
Bài luận này vô cùng quan trọng! Bài luận ứng tuyển chính là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin vào bất cứ trường đại học nào tại Mỹ, chứ không chỉ riêng Harvard University.
Bài luận này là cơ hội duy nhất để sinh viên nói cho thành viên trong Ban tuyển sinh biết về bản thân. Đây là điều Ban tuyển sinh không thể hiểu được nếu chỉ nhìn vào điểm số và thành tích. Do đó, bài luận này phải nêu bật được con người, tính cách.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi làm bài luận:
- Hãy viết về những điều quan trọng với bạn.
- Đừng chỉ đơn giản là kể lại sự việc! Hãy nêu cả các bài học, suy nghĩ mà bạn rút ra được. Harvard University muốn nghe về những bài học bạn đã rút ra, về các sự kiện đã làm chuyển hướng cuộc đời hoặc ảnh hưởng tới quyết định của bạn và lý do khiến chúng trở nên quan trọng.
- Bước viết luận này cần được bắt đầu sớm trong quá trình ứng tuyển. Hãy viết nhiều bản nháp để có được bài luận tốt nhất! Bất kỳ lỗi ngữ pháp hoặc lỗi đánh máy nào cũng có thể khiến bạn “mất điểm nặng nề” trong mắt Ban tuyển sinh.
- Tiếng Anh PHẢI HOÀN HẢO. Hãy kiểm tra và đừng gửi bài luận khi chưa thể xác định rằng ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh trong bài đã chuẩn xác 100%.
- Hãy tìm đến ít nhất một người nói tiếng Anh bản ngữ để sửa bài luận giúp bạn.
Bạn có thể đặt lịch gặp trực tiếp cố vấn học thuật từ đại học Harvard của UNIMATES để được hướng dẫn viết bài luận vào các trường đại học TOP Mỹ.
Chi phí theo học tại đại học Harvard
Mức học phí chính thức của trường luôn khiến sinh viên lo ngại. Hơn 45,000 USD/năm.
Đừng lo sợ! Rất ít sinh viên phải trả đúng mức phí này.
Hãy kiểm tra các chương trình hỗ trợ tài chính và các học bổng dành cho sinh viên.
Bảng dưới đây cung cấp bảng phân tích đầy đủ về chi phí chính thức của đại học Harvard:
Học phí | $45,278 |
---|---|
Chi phí nhà ở | Tùy trường hợp |
Sách vở và Vật phẩm thiết yếu | $1,000 |
Các chi phí khác | Tùy trường hợp |
Tổng chi phí | – |
Giờ chúng ta hãy cùng nhìn vào bảng tiếp theo để biết chi phí hỗ trợ từ trường:
Giá ròng trung bình hàng năm | – |
---|---|
Phần trăm sinh viên nhận hỗ trợ tài chính | 72% |
Tổng hỗ mức trợ tài chính trung bình cho mỗi sinh viên | $46,044 |
Cuối cùng, dưới đây là mức giá trung bình mỗi sinh viên phải trả dựa trên thu nhập của gia đình họ:
Thu nhập gia đình | Giá ròng trung bình |
---|---|
0 đến 30.000 USD | 3,294 USD |
30.001 đến 48.000 USD | 1,665 USD |
48.001 đến 75.000 USD | 6,577 USD |
75.001 đến 110.000 USD | 11,222 USD |
110.000+ USD | 44,238 USD |
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều sinh viên theo học với chi phí rẻ hơn nhiều so với mức phí chính thức. Bạn cần tìm hiểu tất tần tật về học bổng du học Mỹ trước khi quyết định nộp đơn vào một trường đại học.
Cuộc sống sinh viên
Các trường đại học tại Mỹ rất chú trọng đến trải nghiệm của sinh viên. Nhiều cố vấn đại học cũng cho rằng sinh viên nên nhìn vào văn hóa của trường thay vì quan tâm quá nhiều đến thứ hạng.
Hãy quan tâm đến ký túc xá và cuộc sống sinh viên của các trường trước khi quyết định nộp đơn.
Khuôn viên, ký túc xá và đời sống xã hội là các yếu tố rất khó đánh giá thông qua dữ liệu và số liệu thống kê. Đây cũng là lý do tại sao Harvard University và các trường đại học khác của Mỹ rất quan tâm đến bài luận ứng tuyển. Họ muốn đảm bảo rằng bạn phù hợp với cộng đồng nơi đây.
Những cựu sinh viên quyền lực của Harvard
Harvard đào tạo nhiều cá nhân xuất sắc. Có đến 8 tổng thống Mỹ từng là sinh viên của trường. Đến nay, 150 sinh viên, giảng viên và nhân viên Harvard được trao giải Nobel.
Trường cũng đứng thứ hai trong danh sách những trường đào tạo nhiều tỷ phú nhất (do hãng nghiên cứu tài sản Wealth – X và Ngân hàng UBS bình chọn).
Cựu Tổng thống Barack Obama nhận bằng tiến sĩ Luật loại xuất sắc của Harvard năm 1991.
Bà Michelle Obama – cựu Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, phu nhân cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama. Sinh trưởng ở South Side, Chicago, Michelle tốt nghiệp Viện Đại học Princeton và Trường Luật Viện Đại học Harvard.
Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh năm 1966.
Sheryl Kara Sandberg là một quản trị viên công nghệ, nhà hoạt động xã hội, tác giả viết sách người Mỹ, tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kinh tế học tại Harvard năm 1991. Cô là giám đốc điều hành (COO) của mạng xã hội Facebook và là người sáng lập trang Leanin.org (hay Lean In Foundation).
Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, tốt nghiệp MBA vào năm 1982. Jamie Dimon xếp thứ 18 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes. Hiện ông đang điều hành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Stephen Breyer/ Elena Kagan/ Anthony Kennedy/ Antonin Scalia, thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ. Hơn một nửa thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ hiện nay là cựu sinh viên Đại học Harvard.
Thu nhập khủng của sinh viên Ivy League sau 10 năm tốt nghiệp
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng thuộc khối IVY LEAGUE danh giá
Trại hè Canada: Academic Focused Camp (UIS)
Trại hè Canada: Trại hè học thuật của UIS cung cấp chương trình tiếng Anh (ESL) đặc biệt, đảm bảo một sự giáo dục ngôn ngữ toàn diện cho học sinh quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình cũng tạo điều kiện cho các bạn tiếp cận các Đại học…
HOÀN 100% HỌC PHÍ CHƯƠNG TRÌNH SUMMER CAMP MỸ: CATS ACADEMY BOSTON
SUMMER CAMP CATS BOSTON: TRẢI NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH HỌC THUẬT HÀNG ĐẦU – KHƠI GỢI TIỀM NĂNG SÁNG TẠO – KHÁM PHÁ ĐẠI HỌC HARVARD – MIT Thời lượng khoá học: 2 tuần ( 7/7/2024 – 21/7/2024) Độ tuổi: 14-17 Có người dẫn đoàn: đại diện trường CATS Boston tại…
Bạn có thể quan tâm
Visa Schengen: “tấm vé vàng” đầy quyền lực
14:19 22/12/23
Điểm khác biệt giữa Co-op và Internship là gì?
19:00 16/11/23
Cornell Note – Ghi chú hiệu quả giúp tối ưu kết quả học tập
22:09 11/11/21
ECTS là gì? Hệ thống tín chỉ là gì?
10:51 06/11/21
GED là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ GED
10:40 06/11/21
Honours degree là gì? Giá trị của Honours degree là gì?
10:36 06/11/21