Học Kỹ thuật Hàng không tại Mỹ là lựa chọn của nhiều sinh viên quốc tế bởi ngoài việc dẫn đầu trong lĩnh vực hàng không, Mỹ còn là quốc gia đào tạo hàng không và mang đến cơ hội việc làm với mức lương cực hấp dẫn.
Nếu bạn đam mê ngành Kỹ thuật Hàng không nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì bài viết bên dưới sẽ là bài hướng dẫn chi tiết nhất dành cho bạn.
Ngành Kỹ thuật Hàng không – Aerospace Engineering là gì?
Kỹ thuật Hàng không (Aerospace Engineering) là ngành đào tạo cách thức để thiết kế, kết cấu, chế tạo, sửa chữa, bảo trì những loại máy móc như máy bay và tàu vũ trụ. Ngành học này được chia thành 2 nhánh lớn là kỹ thuật hàng không dân dụng và kỹ thuật hàng không vũ trụ.
Trong đó, kỹ thuật hàng không dân dụng có nhiệm vụ thiết kế và tạo ra các loại máy bay để sử dụng trong phạm vi bầu khí quyển của trái đất. Ngược lại, kỹ thuật hàng không vũ trụ lại tập trung nghiên cứu và phát triển các loại tàu du hành hoặc vệ tinh để sử dụng bên ngoài phạm vi khí quyển.
Thông thường, ngành Kỹ thuật hàng không hệ Cử nhân sẽ được đào tạo trong vòng ba hoặc bốn năm. Đối với một số trường đại học nhất định, họ còn cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp Cử nhân có thể chuyển tiếp thẳng lên Thạc sĩ.
Các môn học trong chương trình
Giống như với các ngành Kỹ sư khác, trong năm nhất và năm hai của ngành Kỹ thuật Hàng không, sinh viên sẽ phải học những môn đại cương về Toán, Vật lý, Điện Cơ,… Có thể kể các môn như khí động lực học đại cương (introduction to aerodynamics), phân tích kết cấu đại cương (introduction to structural analysis), các môn học liên quan đến động lực học, kết cấu – vật liệu, thiết kế – điều kiển máy bay, cơ học lưu chất (fluid mechanic), cơ học vật rắn, viễn thông và nhiệt động lực học (thermodynamics).
Các chuyên ngành phổ biến
Sau khi được học tổng quan, sinh viên sẽ được chọn một chuyên ngành. Dưới đây là một vài chuyên ngành phổ biến:
Khí động lực học: Học sâu về mối quan hệ giữa vật thể và môi trường, cụ thể hơn là khi được gắn động cơ thì vật thể sẽ chuyển động như thế nào trong từng môi trường cụ thể.
Khí co dãn học (Aeroelasticity): Học về sự ảnh hưởng của lực quán tính, kết cấu/ độ co dãn và khí động lực lên các mẫu máy bay, cao ốc và bề mặt của một vật nói chung.
Phân tích vật liệu tổng hợp (Composite analysis): Học kĩ hơn về việc phân tích và sử dụng các loại vật liệu tổng hợp có độ bền cao cho từng bộ phận trong máy bay. Mục đích của chuyên ngành ngày là để tạo ra máy bay có khối lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo kết cấu của nó phải chắc chắn và vững mạnh.
Điện tử hàng không (Avionics): Học nâng cao về hệ thống điện và bảng điều khiển trên máy bay, vệ tinh nhân tạo hoặc tàu du hành vũ trụ. Một số bộ phận có thể kể đến như: các thiết bị định hướng, hệ thống tự lái, máy quét ra-đa, hệ thống liên lạc và lưu thông trên không, hộp đen, hệ thống dự báo thời tiết,…
Hệ thống đẩy (Propulsion): Học thêm về cơ chuyển động, nhiệt động lực học, ga động lực học và sức bền của vật liệu. Bạn sẽ sử dụng những kiến thức này để điều chỉnh thiết kế và động cơ để máy bay có thể bay được với một lượng nhiên liệu nhất định.
Bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật Hàng không?
Chọn nghề là luôn là vấn đề được phụ huynh, học sinh quan tâm. Chọn nghề không chỉ làm trong lĩnh vực yêu thích mà còn phải phù hợp với công việc đó. Vậy bạn có phù hợp để trở thành Kỹ sư Hàng không? Cần xét nhiều yếu tố nhưng bến dưới là một vài đặc điểm của sinh viên phù hợp với ngành này:
- Tham vọng và sáng tạo.
- Có tư duy logic và đầu óc kỹ thuật.
- Ham thích với việc khám phá, tháo rời để phân tích từng thứ nhằm hiều rõ phương thức hoạt động.
- Thích di chuyển.
- Quan tâm đến máy móc và những công nghệ tiên tiến.
- Quan tâm tới các mô hình và việc thiết kế mô hình trên máy tính.
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc với cường độ cao và yêu cầu tỷ mỉ, chính các đến từng chi tiết.
Nếu bạn có các tố chất trên cùng với niềm đam mê ngành Kỹ thuật Hàng không, chúc mừng, ngành học này hoàn toàn phù hợp với bạn. Liên hệ UNIMATES ngay để được tư vấn và nộp đơn vào các trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Aerospace Engineering.
Nếu bạn chưa biết bản thân phù hợp với ngành học nào, hãy liên hệ ngay với UNIMATES Education để được hỗ trợ làm bài trắc nghiệm tính cách và nghề nghiệp ngay.
Học ngành Kỹ thuật Hàng không ra làm gì?
Tốt nghiệp Aerospace Engineering, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư hàng không. Công việc của kỹ sư hàng không là nghiên cứu, thiết kế, phát triển, chế tạo, thử nghiệm, bảo dưỡng máy bay, hệ thống và công nghệ liên quan.
Kỹ sư hàng không:
Với vị trí này, sinh viên sẽ sử dụng các nguyên lý khoa học, công nghệ và toán học để nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo dưỡng và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ tinh và thậm chí là cả tàu du hành vũ trụ.
Chuyên viên nghiên cứu hàng không:
Nhiệm vụ chính của công việc này là nghiên cứu để tìm ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới để phục vụ cho ngành hàng không.
Chuyên viên thiết kế hàng không:
Những người làm công việc này thường giữ nhiệm vụ thiết kế các bộ phận hoặc hệ thống của máy bay cho các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không.
Chuyên viên bảo dưỡng hàng không:
Trách nhiệm của người làm công việc này là kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ máy bay để đảm bảo tất cả mọi thứ đều có thể hoạt động tốt một cách trơn tru.
Hầu hết các công việc trên đều là công việc toàn thời gian. Với những người làm ở vị trí cấp cao giữ vai trò quản lý toàn bộ mọi thứ thì có thể sẽ phải thường xuyên làm thêm giờ.
Vì sao nên học Kỹ thuật Hàng không tại Mỹ?
Với sự phát triển của lĩnh vực Hàng không cùng sự “khát” nhân lực, các quốc gia đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng không ngày càng nhiều. Các công việc trong lĩnh vực này đòi hỏi bằng cấp và kiến thức chuyên môn cao.
Mỹ là lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế học ngành Kỹ thuật Hàng không vì:
- Tỉ lệ có việc sau khi tốt nghiệp rất cao với nhiều lựa chọn nghề nghiệp.
- Mức lương hấp dẫn – thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề tại Mỹ.
- Đạt được sự hiểu biết chi tiết về ngành hàng không.
- Làm việc với máy bay.
- Tăng cường kiến thức và kỹ năng thực tiễn về động lực học, cơ khí hàng không, cơ khí về chuyển động quỹ đạo, chất lỏng, vật liệu, cấu trúc, chỉ dẫn và điều khiển, tính toán.
- Bằng cấp được công nhận toàn thế giới.
Ngoài ra, học bổng du học ngành Kỹ thuật Hàng tại Mỹ không cũng được nhiều trường đại học đưa ra để thu hút sinh viên quốc tế. Liên hệ với UNIMATES Education ngay để được tư vấn về học thuật, hồ sơ và yêu cầu học bổng của các trường.
Các trường đào tạo ngành Aerospace Engineering hàng đầu tại Mỹ
- Massachusetts Institute of Technology
- Georgia Institute of Technology
- University of Michigan – Ann Arbor
- Purdue University – West Lafayette
- Stanford University
- California Institute of Technology
- University of Illinois – Urbana-Champaign
- University of Maryland – College Park
- University of Texas – Austin
- Princeton University
- Texas A&M University – College Station
- University of Colorado – Boulder
Ngành Kỹ thuật Hàng không có dễ xin việc không?
Với sự ra đời của nhiều hãng máy bay, Kỹ thuật Hàng không trở thành ngành thiếu nhân lực trầm trọng. Theo thống kê của tổ chức MROs, nhu cầu nhân viên bảo trì của các hãng bay luôn ở mức cao, dự kiến số lượng trên toàn thế giới sẽ cần đến 754.000 người. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), ngành công nghiệp hàng không toàn cầu sẽ sản xuất thêm 36.620 máy bay mới vào năm 2035. Nghĩa là nhu cầu nhân lực có trình độ và chuyên môn cho thị trường này sẽ tăng ở tất cả các nước .
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Hàng không tại Việt Nam cũng rất lớn dành cho du học sinh. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường h àng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.
Sự phát triển vượt bậc của thị trường hàng không trong nước và quốc tế mang đến những cơ hội và triển vọng việc làm hấp dẫn.
Tuy nhiên, môi trường làm việc trong ngành cũng rất khắc nghiệt vì thường xuyên phải tăng ca hoặc các dịp lễ, Tết không được nghỉ. Đối với một số công việc cụ thể, người làm nghề còn phải chấp nhận thường xuyên làm việc ngoài trời bất kể điều kiện thời tiết. Đó là chưa kể trách nhiệm công việc cũng rất nặng nề vì nó liên quan mật thiết đến tính mạng của con người.
Mức lương ngành Kỹ thuật Hàng không
Vì là ngành đặc thù, lại khan hiếm nguồn nhân lực nên nhiều vị trí trong ngành hàng không được trả lương cực kì cao. Tại Mỹ, mức lương trung bình của ngành Kỹ thuật Hàng không đã đến lên đến 60,160 USD/năm.
Còn ở Việt Nam, đối với bảo dưỡng máy bay ở một số công ty chuyên dịch vụ bảo dưỡng, mức lương dành cho những vị trí công việc này trung bình khoảng 27 triệu đồng/tháng. Thậm chí, nhiều công ty liên kết với các đối tác nước ngoài, mức thu nhập của nhóm bảo dưỡng máy bay có thể lên tới gần 250 triệu đồng/tháng.
Thu nhập khủng của sinh viên Ivy League sau 10 năm tốt nghiệp
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng thuộc khối IVY LEAGUE danh giá
Du Học Mỹ Lớp 10: Điều Kiện, Chi Phí, Học Bổng
Du học Mỹ lớp 10 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh và sinh viên trẻ. Đây không chỉ là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường giáo dục hàng đầu thế giới mà còn là bước đệm quan trọng trong hành trình học…
Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đồ Trước Khi Đi Du Học Mỹ
Chúc mừng bạn đã hoàn tất mọi thủ tục đến với nước Mỹ. Tuy nhiên, trước khi bay bạn nên chuẩn bị thật kỹ mọi hành trang để hành trình suôn sẻ hơn. Cùng tham khảo những kinh nghiệm chuẩn bị đồ trước khi đi du học Mỹ trong bài…
Bạn có thể quan tâm
Xin Visa Du Học Mỹ Có Khó Không? Thủ Tục Gồm Những Gì?
10:22 20/05/24
Tổng Hợp Các Trường Đại Học Mỹ Không Cần SAT
21:51 19/05/24
Học ESL Tại Mỹ Ở Trường Nào? Điều Kiện Là Gì?
21:45 19/05/24
Những Kinh Nghiệm Du Học Mỹ Nhất Định Phải Biết
10:48 19/05/24
Học bổng du học mỹ cho học sinh cấp 3
12:00 17/05/24
Tất Tần Tật Về Visa Du Học Mỹ F1
10:02 17/05/24